Cách làm Mochi

Giã bánh giầy mochi - mochi tươi

Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Thường chỉ những nam thanh niên mới làm điều này, vì nếu giã không nhuyễn khi ăn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị hỏng bánh.Đối với loại mochi có nhân: Pha một giọt màu thực phẩm với 1 chén nước sao cho nước có màu sắc như ý (hoặc không cần màu thực phẩm). Trộn đều bột nếp, đường và nước màu, lưu ý bột nếp làm vỏ bánh sau khi hấp sẽ rất dẻo và dính nên cần cho từ từ từng chút nước vào cho đến khi hỗn hợp bột thành 1 khối dẻo hơi khô.Lấy màng bọc thực phẩm bọc bột đã nhào. Sau đó cho vào lò vi sóng quay 3 phút chế độ high. Sau đó lấy bánh ra và trộn lại lần nữa bằng muỗng gỗ trong 20 giây, tiếp đến lấy màng bọc lại, cho vào lò vi sóng một lần nữa rồi quay trong 1 phút thì lấy ra, nhanh tay khuấy bột theo đường tròn khoảng 30 giây nữa để làm bột dai.

Nếu không có lò vi sóng thì có thể cho bột vào tô hoặc bọc màng bọc thực phẩm và hấp cách thủy cho đến khi bột chín, trong lại là được.Rắc đều bột nếp rang chín lên thớt, rồi cho phần bột lên, dùng dao cắt hoặc nhúng tay ướt cho bột không dính tay rồi chia bột thành các phần nhỏ.Xoa một ít bột nếp rang lên tay cho đỡ dính. Bắt đầu vào công đoạn nặn bánh,lấy từng phần vỏ bánh, đập dẹt, cho nhân (đậu đỏ, trà xanh,kem viên nhỏ...) vào rồi đóng bánh lại.Ngày nay, công nghệ chế biến bánh giầy mochi cũng được tân tiến hoá, không cần phải theo tập tục giã bánh giầy mochi thủ công để đỡ tốn sức, người Nhật còn xay gạo nếp thành bột hay phát minh ra máy làm mochi tự động, chỉ cần cho gạo nếp vào máy sẽ thao tác như một người thợ giã bánh. Mặt khác, bánh giã thủ công khi gạo nếp còn nóng ăn cũng rất ngon.